Thoái hóa đốt sống cổ – dấu hiệu cảnh báo và yếu tố nguy cơ

Thóa hóa đốt sống cổ là một tình trạng phổ biến ở người trung niên và người cao tuổi. Đây là một tình trạng liên quan đến những thay đổi về xương, đĩa đệm và khớp cổ. Tình trạng này chủ yếu là do sự lão hóa của tuổi tác, dẫn tới sự hao mòn dần: các đĩa đệm dần bị phá vỡ, mất dần dịch và trở nên cứng hơn.

Sự thoái hóa các đĩa đệm, sụn và sự phát triển hoặc tăng trưởng bất thường ở các đốt sống cổ có thể hình thành nên các gai xương. Tình trạng trên gây hẹp đốt sống cổ và có thể gây chèn ép vào các dây thần kinh.

Thoái hóa đốt sống cổ thường gây ra đau mỏi vùng cổ, vai gáy và có thể gây ra tình trạng đau, tê bì 2 cánh tay.

au cứng cổ, lan lên vùng vai gáy là các dấu hiệu hay gặp ở thoái hóa đốt sống cổ

Các dấu hiệu của thoái hóa đốt sống cổ

  • Đau và cứng cổ
  • Đau nhức đầu, xuất phát từ vùng cổ
  • Đau vùng vai gáy, đau và tê bì cánh tay
  • Cảm thấy khó cúi hoặc khó quay đầu
  • Khi quay khớp cổ có tiếng kêu lục cục

Các triệu chứng trên thường có xu hướng cải thiện khi cơ thể ở tình trạng nghỉ ngơi. Các triệu chứng thường trầm trọng hơn vào buổi sáng và một lần cuối ngày trước khi đi ngủ.

Nếu tình trạng thoái hóa đốt sống cổ làm tăng áp lực lên tủy sống, gây xẹp, thoát vị đĩa đệm, có thể gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh và các cơ xung quanh. Các triệu chứng thường gặp khi cơ thể gặp phải tình trạng này là:

  • Đau nhói, tê và/ hoặc yếu ở cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân
  • Gây ra tình trạng thiếu phối hợp và đi lại khó khăn
  • Phản xạ bất thường
  • Các cơ bắp bị có thắt
  • Mất kiểm soát bàng quang và ruột (không tự chủ) trong trường hợp ảnh hưởng đến các cơ liên quan đến co thắt bàng quang và ruột.
  • Chèn ép vào dây thần kinh gây đau 1 hoặc cả 2 cánh tay

Các yếu tố nguy cơ của bệnh thoái hóa đốt sống cổ

  • Lão hó là yếu tố chính phát triển tình trạng thoái hóa đốt sống cổ. Tình trạng lão hóa là một tình trạng chúng xảy ra trên toàn bộ cơ thể, bao gồm cả đốt sống cổ. Khi bắt đầu bước qua tuổi trung niên thì tình trạng lão hóa đã âm thầm diễn ra và các hệ quả của nó sẽ thể hiện rõ ràng hơn theo tuổi tác. Ở hầu hết những người trên 50 tuổi, đĩa đệm trở nên ít xốp hơn, ít có khả năng đàn hồi nâng đỡ hơn. Dây chằng ngày càng dầy và xơ cứng hơn. Các gai xương có thể hình thành và chèn ép vào không gian của ống sống.
  • Một yếu tố nguy cơ khác là tình trạng chấn thương ở cổ. Một số ngành nghề nhất định hoặc các vận động viên là những người có nguy cơ cao hơn gặp phải tình trạng thoái hóa đốt sống cổ.
  • Một yếu tố nguy cơ khác thường gặp hơn đó là do tư thế không đúng. Những người ít vận động, thường xuyên ngồi cúi cổ, gối quá cao sẽ có nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ cao hơn.

Khi thấy mình có những dấu hiệu của thoái hóa đốt sống cổ, việc cần làm trước tiên là điều chỉnh lại những thói quen sinh hoạt gây ảnh hưởng xấu đến đốt sống cổ. Tiếp đó, hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị theo đúng hướng. Tránh tự ý điều trị và tự ý sử dụng các thuốc không rõ nguồn gốc.

Tham khảo 4 bài tập tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ tại đây.

 

Trả lời

error: Content is protected !!