Biến chứng vi mao mạch ở người tiểu đường: Triển vọng của Nghệ phytosome được chứng minh trên lâm sàng

Biến chứng vi mao mạch là một trong những biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân tiểu đường

Nguyên nhân chính gây ra các biến chứng tiểu đường

Các bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là những bệnh nhân chưa kiểm soát được mức đường huyết, có nguy cơ bị mất cân bằng oxi hóa – được hiểu là các tác nhân oxy hóa chiếm ưu thế hơn so với tác nhân chống oxy hóa, từ đó, gây ra các biến chứng liên quan trong bệnh tiểu đường. Khi xảy ra tình trạng này, tế bào nội mô là nơi chịu tổn thương nhiều nhất dưới tác động của các yếu tố gây oxy hóa kể trên.

Triển vọng của các hoạt chất nguồn gốc từ tự nhiên

Đã có rất nhiều nghiên cứu về vai trò của các chất chống oxy hóa và các vitamin trong việc ngăn ngừa biến chứng tiểu đường thứ phát, gây tổn thương tế bào nội mô. Các kết quả nghiên cứu rất thú vị và hứa hẹn khi quan sát trên tế bào động vật (đã được thiết kế cho có cùng mô hình bệnh ở người). Và vì vậy, khái niệm “lá chắn oxy hóa” có nghĩa là có khả năng phòng ngừa hoặc làm giảm các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. Ví dụ như bardoxolone methyl – chất chống viêm – chống oxy hóa, đã nhận được tiến hành đánh giá trên lâm sàng, cụ thể là nó đã được trải qua nghiên cứu phase 3 tiến hành trên người để đánh giá khả năng điều trị biến chứng thận của tiểu đường.

Thực phẩm, thực phẩm bổ sung hằng ngày là nguồn dồi dào cung cấp các chất chống oxy hóa, và vì thế, không thiếu các thực phẩm có những thành phần tiềm năng đóng vai trò tích cực trong phòng ngừa hoặc hạn chế các tổn thương do biến chứng mạch máu ở người mắc bệnh tiểu đường. Ví dụ Pycnogenol, hỗn hợp của procyanidins từ vỏ cây thông, cho thấy triển vọng lâm sàng đầy hứa hẹn. Cũng theo các dữ liệu chính cho thấy rằng, Curcumin từ Nghệ cũng có thể cải thiện chức năng của tế bào nội mô và giảm thiểu sự mất cân bằng giữa yếu tố oxy hóa và chống oxy hóa, ở người bệnh tiểu đường. Khả năng chống oxy hóa của Curcumin được thể hiện thông qua 2 cơ chế chính:

  • Khả năng chống oxy hóa trực tiếp.
  • Khả năng cảm ứng sự chống oxy hóa thông qua hoạt hoát Nrf2, từ đó ức chế một loạt các yếu tố liên quan đến viêm.

Nghệ phytosome kiểm soát các biến chứng tiểu đường

Curcumin cho thấy tác dụng đầy hứa hẹn trên mô hình nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Như đã được chứng minh, viêm nhiễm và sự oxy hóa là nhân tố trọng yếu gây ra các biến chứng trong tiểu đường, Curcumin đã cho thấy tác dụng đầy hứa hẹn trên một số mô hình tiền lâm sàng đối với một số biến chứng của tiểu đường, bao gồm: biến chứng thận, thần kinh, biến chứng võng mạc và biến chứng trên thần kinh. Kết hợp cùng với các kết quả nghiên cứu cho thấy phác đồ điều trị có bổ sung Curcumin có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và giảm nhẹ các biến chứng tiểu đường.

Sự cải thiện vấn đề rối loạn chức năng tế bào nội mô do tiểu đường gây ra đã được nghiên cứu rộng rãi ở mức độ lâm sàng, và một trong những mục tiêu chính của dự án là tập trung vào việc ngăn ngừa biến chứng của tiểu đường. Nhiều nghiên cứu từ nhóm của chúng tôi đã đánh giá vi mao mạch của người tiểu đường và ảnh hưởng của các hợp chất khác nhau lên vi mao mạch và các biến chứng của nó. Từ đó, thiết lâp các tiêu chuẩn đánh giá các yếu tố này ở người mắc tiểu đường và chuẩn hóa các biện pháp quản lý, đo lường để xác định nó.

Sinh khả dụng đường uống kém của curcumin không có cấu trúc phytosome làm hạn chế tác dụng trên người

Qua hàng ngàn thực nghiệm khoa học, Curcumin cho thấy sinh khả dụng bằng đường uống rất kém. Điều này thể hiện ở sư khác biệt lớn giữa kết quả trong nghiên cứu trên lâm sàng và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Trong khi các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho các kết quả rất hứa hẹn nhưng trên thực tế lâm sàng thì các kết quả lại khá nghèo nàn.

Nghệ Phytosome có tác dụng vượt trội hơn 30 lần

Để vượt qua vấn đề sinh khả dụng bằng đường uống của curcumin như đã mô tả, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu vào curcumin phytosome (Nghệ Phytosome) giúp tăng tác dụng của curcumin bằng đường uống lên hơn 30 lần.

 

Nghiên cứu này chủ yếu để đánh giá khả năng cải thiện các bệnh lý vi mao mạch ở người bệnh tiểu đường khi sử dụng phác đồ điều trị có mặt có cả Nghệ Phytosome. Nghiên cứu được tập trung vào những bệnh nhân đã trải qua ít nhất 5 năm mắc tiểu đường, chưa sử dụng Insulin, được phân loại bởi sự thay đổi vi tuần hoàn.

Thiết bị và phương pháp nghiên cứu

Tất cả những đối tượng được đưa vào nghiên cứu đã cho thấy sự thay đổi về vi mạch tuần hoàn được mô tả và xác định trước đây trong nhiều công bố như dưới đây

1) Kết quả về chức năng vi mao mạch được đánh giá bằng máy siêu âm mạch máu cho thấy

a) Thông lượng máu ở da bàn chân tăng.

b) Đáp ứng vi mạch tĩnh mạch giảm.

2) Sự trao đổi phân áp Oxy qua da: Giảm trao đổi phân áp Oxy qua da (phần mu bàn chân).

3) Đánh giá mức độ phù nề: phù nề/sưng ở bàn chân (dấu hiệu bệnh lý vi mao mạch có liên quan đến tiểu đường) xuất hiện, cụ thể vào buổi tối, và biến mất sau một đêm nghỉ ngơi. Nó biểu hiện ở tất cả các bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu đánh giá đặc điểm điểm vi mạch và lưu lượng máu dưới da ở người bệnh tiểu đường

  • Kết quả nghiên cứu đánh giá vi mao mạch ở người tiểu đường, đo bằng máy LDF (máy siêu âm mạch máu)

Nghiên cứu được tiến hành trong phòng thí nghiệm ở nhiệt độ không đổi (21 -22 0 C) sau 30 phút làm quen, thích nghi với điều kiện môi trường và nghỉ ngơi.

RF (lưu lượng dòng chảy máu khi nghỉ ngơi) được đo ở mu bàn chân (trung bình mỗi phút đo một lần); sử dụng thiết bị đo tưới máu dòng chảy, thiết bị đo dòng chảy.

Tiến hành thí nghiệm: người tham gia nghiên cứu được yêu cầu đứng và đo dòng máu chảy khi đứng.

Kết quả cho thấy, RF khi đứng của người bệnh tiểu đường chậm hơn 40 -50% so với người trưởng thành khỏe mạnh

  • Đánh giá đáp ứng vi mạch – tĩnh mạch ở người bệnh tiểu đường

Ở người bị tiểu đường, đáp ứng vi mạch – tĩnh mạch cũng giảm vì sự thay thế của phản xạ axon. Phản xạ Axon là cơ chế kiểm soát độ mở của mao mạch khi đứng, và vì vậy nó giúp kiểm soát sự phù nề.

Đối với người bệnh đái tháo đường có kèm theo tổn thương thần kinh và tổn thương vi mạch. Phản xạ vi mạch – tĩnh mạch thường giảm và phù nề (đây là dấu hiệu bệnh lý vi mạch tiểu đường) thường tăng do giảm sức co bóp của vi mạch. Sự giảm co bóp này là do vi mao mạch bị tổn thương hoặc do giảm; thiếu yếu tố cảm biến thần kinh nếu có kèm theo bệnh lý thần kinh.

  • Phân áp Oxy PO2 cảm biến qua da được đo ở da mu bàn chân bằng máy đo phân áp oxy cảm biến qua da Combi và máy Kontron

Bảng 1 là số đo về phù nề theo thang độ phù lâm sàng đơn giản.


Bảng 2 là số đo phù nề theo thang Karnofsky


Tiêu chí lựa chon bệnh nhân

Bệnh nhân được lựa chọn là những người không bị rối loạn trao đổi chất hoặc các rối loạn lâm sàng khác; không có các nhân tố liên quan đến nguy cơ tim mạch nghiêm trọng (ngoại trừ tiểu đường). Thời gian đã mắc tiểu đường – kể từ khi có những dấu hiệu/triệu chứng đầu tiên – trung bình là 5.33;1.9 năm (bao gồm cả nhóm cho sử dụng nghệ phytosome và nhóm đối chứng, không có sự khác biệt ý nghĩa giữa các nhóm). Các đặc điểm của hầu hết bệnh nhân được tóm tắt ở bảng 3

Đặc điểm

Sử dụng Nghệ phytosome

Nhóm Chứng

Số lượng

25

 25

Độ tuổi trung bình, thời gian bệnh tiểu đường

58,1; 3,5 năm

56,4; 4,3 năm

Phạm vi

50 – 65 tuổi

50 – 65 tuổi

Nam giới

14

15

 

Bệnh mạch máu ngoại vi 

Không có một dấu hiệu lâm sàng rõ nét nào về bệnh lý xơ vữa động mạch có ở các bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Cũng không có sự giảm áp lực ngoại vi hoặc lưu lương máu (do bằng máy siêu âm Doppler ở xương đùi, động mạch và hồng cầu) quan sát thấy trước khi đưa vào nghiên cứu.

Tiến hành nghiên cứu

Nghệ Phytosome được cho dùng ở liều 2 viên mỗi ngày (1g nghệ phytosome mỗi ngày) trong thời gian 4 tuần. Trong nghiên cứu này, không bệnh nhân tham gia nghiên cứu nào sử dụng insulin trường hoặc trong suốt quá trình nghiên cứu. Tất cả bệnh nhân được quản trị tốt nhất theo hồ sơ bệnh án của họ. Nhóm cho sử dụng Meriva chỉ đơn giản là cho sử dụng thêm nghệ phytosome vào phác đồ điều trị đã được định ra và duy trì ổn định ít nhất trong thời gian 3 tháng trước khi đưa vào nghiên cứu

Điều trị căn bản

Tất cả bệnh nhân đã sử dụng thuốc điều trị tiểu đường và tuân thủ chế độ ăn uống phù hợp. Chỉ số BMI đưa vào nghiên cứu ở mức trung bình là 24.5;1.3 và không thay đổi trong suốt thời gian được quan sát.

Kết quả nghiên cứu

 

Thời điểm ban đầu Sau 4 tuần
Lưu lượng máu qua da
Sử dụng Nghệ Phytosome 3.32;0.8 2.35;0.72
Nhóm Chứng 3.33;0.7 3.2; 1
Đáp ứng mao mạch – tĩnh mạch
Sử dụng Nghệ Phytosome 23.4 % (12 -39.5) 39.7 (15 -44.4)
Nhóm Chứng 24.1 (13 -44.4) 24.6 (12 -42)
Phân áp Oxy  
Sử dụng Nghệ Phytosome 42.6; 7.4 mmHg 49.3;4.4
Nhóm chứng 43.1;4.3 42.3;4.4
Mức độ phù nề (0-3)
Sử dụng Nghệ Phytosome 2.22;1.2 1.53;1.33
Nhóm Chứng 2.23;0.7 2.2;0.8
Thang đo Karnofsky
Sử dụng Nghệ Phytosome 84.2;8.8 89.6;4.8
Nhóm Chứng 85.8;7.2 83.5;3.7

 

Tất cả các đối tượng nghiên cứu (điều trị và đối chứng) đã trải qua trọn vẹn quá trình nghiên cứu kéo dài 28-35 ngày với mức trung bình là 28.83;2.1 ngày; không có ai bỏ cuộc. Tại thời điểm sau 4 tuần, các đánh giá vi tuần hoàn và lâm sàng đã chỉ ra rằng:

  • Lưu lượng máu lúc nghỉ (được đo ở mu bàn chân) giảm theo tiến trình sử dụng Nghệ Phytosome. Sự quan sát này cho thấy mức độ cải thiện bệnh lý vi mao mạch vì thông lượng máu qua da nhìn chung tăng ở bệnh nhân tiểu đường có bệnh lý vi mao mạch.
  • Giảm đáng kể chỉ số liên quan đến phù nề (P<0.05): Sự có mặt của phù nề có liên quan đến sự thất bại trong đáp ứng venoarteriola (VAR), do đó hai phép đo được liên kết chặt chẽ.
  • Sự tăng PO2 sau 4 tuần với sự cải thiện đáng kể, có thể liên quan đến sự giảm phù nề ở da cho phép sự trao đổi PO2 và khuếch tán vào da tốt hơn (P<0.05). Yếu tố này có thể dẫn đến một sự giảm tỷ lệ tổn thương da trong thời gian nghiên cứu. Tuy nhiên, điều này không được đánh giá trong nghiên cứu này (vì nghiên cứu sẽ phải cần một số lượng bệnh nhân tình tham gia lớn hơn và thời gian nghiên cứu phải dài hơn rất nhiều).

Cần thiết phải quan sát những kết quả trên đối với mọi đối tượng sử dụng Curcumin phytosome. Ngoài ra, không nhận thấy được các kết quả lâm sàng trên đối với nhóm chứng. Thang đo Karrnofski cũng được cải thiện ở nhóm sử dụng Nghệ Phytosome khi so sánh với nhóm đối chứng.

Khả năng dung nạp

Quá trình điều trị với Nghệ Phytosme được dung nạp tốt ở tất cả các đối tượng nghiên cứu và hầu hết càng bệnh nhân đã quyết định tiếp tục dung nghệ phytosome sau khoảng thời gian tham gia vào đề tài nghiên cứu này.

Kết luận

Từ các kết quả của nghiên cứu trên cho thấy, Nghệ Phytosome đã khắc phục được nhược điểm của Curcumin. Curcumin thông thường có nhược điểm lớn nhất là kém hấp thu, do vậy nên mặc dù các kết quả trong nghiên cứu trên mô hình tế bào động vật rất khả quan nhưng đối với người dùng thì lại chỉ ra tác dụng rất nghèo nàn. Nghệ phytosome đã khắc phục được nhược điểm kể trên, tăng khả năng hấp thu của Curcumin lên hơn 30 lần. Vì thế, Nghệ phytosome cho tác dụng rất hứa hẹn trên người sử dụng.

Nghệ phytosme giảm biến chứng tiểu đường: vi mao mạch

Cũng từ kết quả nghiên cứu tiến hành trên các bệnh nhân tiểu đường, điều trị tiểu đường kèm theo Curcumin phytosome (Nghệ Phytosome) giúp giảm các biến chứng vi mao mạch trong bệnh lý tiểu đường, thể hiện rõ ràng ở kết quả là làm giảm phù nề chân. Mức độ phù nề sau 4 tuần liên tiếp sử dụng Nghệ phytosome được cải thiện từ mức 2.22 xuống còn 1.53. Trong đó, nếu không sử dụng kèm theo Nghệ phytosome thì các chỉ số trên không được cải thiện.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra tiềm năng trong việc làm lành tổn thương da ở người bệnh tiểu đường.Lý giải cho kết quả này là nhờ tác dụng làm tăng Phân áp Oxy dưới da, điều này có liên quan đến khả năng làm lành vết tổn thương ở người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, tác dụng này cần được nghiên cứu thêm.

Nguồn: Potential Role of Curcumin Phytosome (Meriva) in controlling the evolution of diabetic microangiopathy . a Pilot Study

Trả lời

error: Content is protected !!